Trường Mẫu giáo Long Thượng

NỘI QUY TIẾP CÔNG DÂN NĂM HỌC 2023-2024

UBND HUYỆN CẦN GIUỘC
TRƯỜNG MG LONG THƯỢNG
                                                               
Số: 263/QĐ-MGLT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 

Long Thượng, ngày 11 tháng 8 năm 2023
 
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Nội quy tiếp công dân
 
 
 
 

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẪU GIÁO LONG THƯỢNG
Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;
Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo;
Căn cứ Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ Hướng dẫn quy trình tiếp công dân;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
QUYẾT ĐỊNH
          Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Nội quy tiếp công dân của Trường Mẫu giáo Long Thượng.
Điều 2. Nội quy tiếp công dân có hiệu lực kể từ ngày ký.
         Điều 3. Công chức, viên chức và công dân đến làm việc (thuyên chuyển đi, đến), khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật tại phòng tiếp công dân của Trường Mẫu giáo Long Thượng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./. 
Nơi nhận:
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Lưu VT.
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
                     Nguyễn Thị Mỹ Hương
 
 
UBND HUYỆN CẦN GIUỘC
TRƯỜNG MG LONG THƯỢNG
 
 
 
 
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 

Long Thương, ngày 11 tháng 8 năm 2023
 






 
NỘI QUY
Tiếp công dân của trường Mẫu giáo Long Thượng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 263/QĐ-MGLT ngày 11 tháng 8 năm 2023
của Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Long Thượng)
 
 
 
 

I. Nguyên tắc tiếp công dân
1. Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại Văn phòng nhà trường.
2. Việc tiếp công dân bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
3. Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
II. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.
3. Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
4. Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng.
5. Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
6. Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ.
7. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân.
8. Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.
III. Quyền và nghĩa vụ của công dân tại nơi tiếp công dân
1. Khi đến nơi tiếp công dân, công dân có quyền:
a) Được trình bày những nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh và yêu cầu được hướng dẫn, giải thích, trả lời về nội dung đã trình bày.
b) Được khiếu nại, tố cáo, phản ánh về những hành vi sai trái, cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu của người tiếp công dân.
c) Được yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ của mình khi thực hiện quyền tố cáo.
2. Khi đến nơi tiếp công dân, công dân có nghĩa vụ:
a) Xuất trình giấy tờ tùy thân, tuân thủ Nội quy nơi tiếp công dân và thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân.
b) Không có hành vi gây rối làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh nơi tiếp công dân và không mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy vào cơ quan.
c) Trình bày trung thực bằng lời hoặc văn bản về nội dung vụ việc, cung cấp tài liệu có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh và ký xác nhận, chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày.
d) Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân những ý kiến của mình trong trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo, phản ánh về cùng một nội dung.
IV. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ tiếp công dân
Khi làm nhiệm vụ cán bộ tiếp công dân phải mặc trang phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức. Chỉ được tiếp công dân tại cơ quan, không được tiếp tại nhà riêng hoặc địa điểm khác.
1. Khi tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân có nhiệm vụ:
a) Lắng nghe và ghi chép vào sổ tiếp công dân những nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo do công dân trình bày hoặc gửi đơn thư tại nơi tiếp công dân.
b) Tiếp nhận đơn, thư và tài liệu giấy tờ có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan. Báo cáo Thủ trưởng xử lý đơn, thư theo trình tự, thủ tục và trả lời kết quả giải quyết cho công dân theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan thì hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
d) Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo theo qui định của pháp luật.
2. Khi tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân có quyền:
a) Không tiếp và nhận đơn, thư của những trường hợp đã có quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
b) Không tiếp đối với người đại diện không hợp pháp của công dân, người đang trong tình trạng say rượu, bia, chất kích thích khác, người tâm thần, người vi phạm Nội quy tại nơi tiếp công dân.
c) Yêu cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng những nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, lý do và những yêu cầu giải quyết; cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh.
d) Trường hợp công dân trình bày bằng lời nói thì hướng dẫn công dân viết thành đơn hoặc ghi biên bản và yêu cầu công dân ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ.
V. Những trường hợp được từ chối tiếp công dân
Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
1. Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
VI. Lịch tiếp công dân
1. Thời gian tiếp công dân
1.1 Thời gian tiếp công dân thường xuyên: từ ngày thứ Hai đến ngày thứ Sáu hàng tuần
- Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30 phút;
- Buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 30 phút
1.2 Thời gian tiếp công dân định kỳ:
Hiệu trưởng tiếp công dân định kỳ 02 ngày trong tuần (vào ngày thứ hai và ngày thứ năm hằng tuần) tại văn phòng của trường.
- Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30 phút.
- Buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 30 phút.
1.3 Trường hợp không thể thực hiện việc tiếp công dân theo lịch đã công bố do có lý do chính đáng thì có thể lùi lịch tiếp công dân sang thời gian khác và phải thông báo cụ thể thời gian dự kiến tiếp công dân tại nơi tiếp công dân.
2. Trường hợp tiếp công dân đột xuất thực hiện theo sự phân công của Trưởng Ban Tiếp công dân hoặc theo yêu cầu của Hiệu trưởng
3. Địa điểm: Văn phòng trường Mẫu giáo Long Thượng.
Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 8 năm 2023.
Công dân, các tổ chức, đoàn thể; cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường chịu trách nhiệm thi hành nội quy này./.
 
Nơi nhận:
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Lưu VT.
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
Nguyễn Thị Mỹ Hương