Báo cáo Đánh giá, sơ kết 02 năm thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025
UBND HUYỆN CẦN GIUỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG MG LONG THƯỢNG Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
Số: 144 /BC-MGLT Long Thượng, ngày 10 tháng 05 năm 2023
BÁO CÁO
Đánh giá, sơ kết 02 năm thực hiện Chuyên đề
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025
Đánh giá, sơ kết 02 năm thực hiện Chuyên đề
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025
Thực hiện kế hoạch số kế hoạch số 885/ PGDĐT-GDMN ngày 08 tháng 05 năm 2023 Về việc Báo cáo đánh giá, sơ kết 02 năm thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025
Căn cứ vào tình hình thực hiện chuyên đề tại đơn vị từ tháng 07/2021 đến tháng 05/2023, trường Mẫu giáo Long Thượng báo cáo đánh giá, sơ kết 2 năm thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025 như sau:
I. Kết quả đạt được
1. Qui mô phát triển mạng lưới trường, lớp
- Tổng số CB-GV-NV: 27 (biên chế: 20 ; hợp đồng: 07). Trong đó:
. CBQL: 02
. Giáo viên: 16
. Nhân viên: 09 (biên chế 2: 01 Y tế; 01 kế toán; hợp đồng 7: 02 bảo vệ; 05 cấp dưỡng)
- Trình độ đào tạo CB-GV-NV:
. CBQL: Trên chuẩn 02/02 (100%);
. GV: trên chuẩn: 14/16 (đạt 87,5%); đạt chuẩn: 02/16(đạt 12,5%);
- Tổng số học sinh toàn trường: 255 trẻ/08 lớp. Trong đó:
. Lớp mầm: 25 trẻ 01 lớp (01 lớp bán trú)
. Lớp chồi: 87 trẻ 02 lớp (03 lớp bán trú)
. Lớp lá: 143 trẻ/04 lớp (04 lớp học bán trú)
- Số điểm trường: 03 điểm
. Số phòng học: 08; trong đó phòng kiên cố 08.
2. Thuận lợi:
Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện, Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Cần Giuộc, UBND xã Long Thượng, các tổ chức đoàn thể và đặc biệt là các bậc phụ huynh luôn đồng tình ủng hộ, giúp đỡ về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học để phục vụ cho chuyên đề.
3. Khó khăn:
Một vài giáo viên trẻ mới ra trường khi xây dựng một hoạt động học theo hướng trẻ làm trung tâm còn nhiều lúng túng; chưa mạnh dạn chọn nội dung giảng dạy đột phá hoặc lựa chọn nội dung sáng tạo giao nhiệm vụ cho trẻ mà thường làm thay trẻ
II. Công tác quản lý, chỉ đạo
1. Công tác xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện chuyên đề; ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai, hướng dẫn nêu rõ tên, số hiệu văn bản
Căn cứ các tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, Trường đã tiến hành rà soát các điều kiện thực tế, tiến hành xây dựng kế hoạch số 147/KH-MGLT ngày 15 tháng 10 năm 2021 Kế hoạch thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch số 223/KH-MGLT ngày 05 tháng 08 năm 2022 Kế hoạch thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm ” Năm học 2022 – 2023 triển khai tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường cùng thống nhất và thực hiện.
2. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, hướng dẫn, hỗ trợ: số lượng, mục đích, nội dung, phạm vi các cuộc kiểm tra, đánh giá
Xây dựng tiêu chí hàng tháng để đánh giá có hiệu quả: hàng tháng PHT, TKT tiến hành đến từng nhóm lớp để chấm điểm đánh giá kết quả thực hiện của các lớp (kiểm tra môi trường lớp, cơ sở vật chất, cách thức tổ chức hoạt động..). Nhà trường đã kịp thời biểu dương các giáo viên thực hiện tốt chuyên đề, đồng thời nhắc nhở phê bình giáo viên thực hiện chưa có hiệu quả và thực hiện tốt hơn ở chủ đề sau.
3. Bồi dưỡng, hỗ trợ chuyên môn
Xây dựng tiêu chí đánh giá, tiến hành đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí hàng tháng; Phân công TTCM 2 khối, giáo viên giỏi dạy thực hành chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” tại đơn vị
Tổ chức họp tổ chuyên môn hàng tháng đánh giá việc áp dụng chuyên đề của giáo viên trong tổ, rút kinh nghiệm
4. Tổ chức hội thảo, hội thi, công tác tuyên truyền: Nội dung, hình thức, số lượng tham gia, kinh phí, kết quả.
Trường tham dự hội giảng chuyên đề “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” tại các trường mầm non, mẫu giáo trong huyện như MG Tân Tập, MG Phước Hậu, MN Thị Trấn, MG Trường Bình. Mỗi đơn vị, Trường đã cử 1 CBQL và 3 giáo viên cốt cán tham dự để học hỏi kinh nghiệm và truyền tải lại cho tập thể CBQL, GV
. Tổ chức hội thi “ lấy trẻ làm trung tâm”
. Tổ chức hội thảo: 1 lần
. Công tác tuyên truyền: 2 cuộc/ năm
III. Kết quả triển khai Kế hoạch số 1933/KH-SGDĐT ngày 15/7/2021 của Sở GD&ĐT về Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025.
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện mô hình điểm về trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện thực tế.
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất và vận động các mạnh thường quân cùng chung tay xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp học cho các cháu: đầu năm dựa vào nhu cầu cần bổ sung để thực hiện chuyên đề hiệu quả ở từng lớp BGH đã bổ sung, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, tài liệu, học liệu cần thiết cho lớp.
Nhà trường cấp phát các tài liệu chuyên môn đầu năm cho các lớp như quyển tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho CBQL và GVMN đảm bảo chất lượng giáo dục MN, quyển chương trình giáo dục mầm non theo VBHN số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021, các kế hoạch liên quan của nhà trường
2. Bồi dưỡng, hỗ trợ, nâng cao năng lực CBQL, GVMN trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non (GDMN) theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cụ thể:
- Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Để thực hiện có hiệu quả chuyên đề nhà trường chú trọng xây dựng môi trường vật chất và môi trường xã hội như sau:
* Môi trường vật chất:
Môi trường trong và ngoài lớp học luôn đảm bảo gần gũi với cuộc sống thực của trẻ, đồ dùng đồ chơi trưng bày đẹp mắt, trẻ được tự lựa chọn đồ dùng đồ chơi để chơi. Các góc chơi đảm bảo mang tính “mở” chứ không mang tính trưngbày hay trang trí
* Môi trường xã hội:
Tổ chức cho trẻ được tham gia trải nghiệm các hoạt động trong trường như tham gia vào các ngày lễ hội; tết trung thu....trải nghiệm chăm sóc vườn rau của bé...
Tham quan trải nghiệm ngoài nhà trường như: Tham quan Bia tưởng niệm xã Long Thượng, tham quan Trường tiểu học Long Thượng cho trẻ lớp Lá
- Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ: Nhà trường xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ và triển khai đến toàn thể CBGV tổ chức thực hiện.
- Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
* Hoạt động học:
Giáo viên vận dụng quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm vào việc tổ chức giờ học ở trường như khám phá môi trường xung quanh, làm quen với toán; phát triển thể chất, làm quen với tác phẩm văn học, thơ; phát triển tình cảm xã hội; phát triển thẫm mĩ. …
- Đánh giá sự phát triển của trẻ:
* Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ:
Nhà trường chỉ đạo giáo viên các lớp thực hiện đánh giá trẻ hàng ngày, đánh giá trẻ sau chủ đề và cuối độ tuổi; đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có.
Hàng tháng, BGH phân công các bộ phận đưa thông tin về những hoạt động chuyên môn kịp thời lên trang Wed của trường để chia sẻ kinh nghiệm…
- Kết quả đạt được
+ Điểm mạnh, nổi bật
Cơ sở vật chất xây được vườn cổ tích, sân bóng mini cho trẻ; khu vực chơi ngoài trời có mái che, cải tạo khu phát triển vận động, các loại ĐDĐC trong lớp và ngoài trời được bảo quản tu sửa thường xuyên.
+ Khó khăn, hạn chế: không
3. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, trong đó có các chương trình, đề án hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế để hỗ trợ các cơ sở GDMN nâng cao năng lực thực hiện Chuyên đề.
- Lĩnh vực, quy mô và cấp độ hợp tác: Không
- Hiệu quả của các chương trình, đề án: Không
- Kết quả đạt được
+ Khó khăn, hạn chế
4. Đẩy mạnh xã hội hóa để huy động đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non và tăng cường điều kiện thực hiện CT GDMN.
4.1. Nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác.
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp học như: Khu vui chơi vận động cho trẻ, góc thiên nhiên, khu vườn cổ tích, trang trí các mảng tường, làm đồ chơi tự tạo……Chỉ đạo các lớp tích cực tham mưu, thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường đầu tư bổ sung, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, tài liệu, học liệu cần thiết cho lớp.
4.2 Việc sử dụng nguồn cơ sở vật chất, kinh phí hiện có phù hợp bối cảnh.
- Các lớp xây dựng góc thiên nhiên, khu khám phá khoa học với các trò chơi như: Chơi với cát, chơi sỏi, pha và thổi màu, thả chìm nổi, làm tranh từ lá, vẽ tranh cát, đong đo nước…..tạo môi trường an toàn, sạch đẹp, tạo hình ảnh và ấn tượng riêng của lớp học cũng như của nhà trường. Kinh phí phù hợp tại đơn vị.
4.3 Huy động sự tham gia và phát huy thế mạnh về văn hóa, kinh nghiệm,… của cộng đồng, cha mẹ trẻ trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
- Phối hợp phụ huynh vận động tham gia xã hội hóa với các nguyên liệu, học liệu khác nhau, những phế liệu sẵn có của địa phương trẻ tham gia hoạt động ở các góc tích cực, hứng thú, say sưa .
4.4 Kết quả đạt được
- Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù họp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp.
+ Điểm mạnh, nổi bật:
- Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên học tập lẫn nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề và thực hành luyện tập.
+ Khó khăn, hạn chế:
Do địa bàn xã Long Thượng, số trẻ tạm trú nhiều, cha mẹ làm nghề công nhân nên công tác đầu tư Cơ sở vật chất, vận động xã hội hóa còn hạn chế.
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong các hoạt động của cơ sở GDMN
Các giải pháp trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
+Tiếp tục tổ chức triển khai cho giáo viên học tập bồi dưỡng về chuyên đề.
+ Tổ chức tốt các đợt thảo luận, thi tay nghề, đồ dùng đồ chơi, sáng tác trò chơi, thơ ca, các hình thức tổ chức …
+ Tham mưu đề xuất mua sắm bổ sung một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động ngoài trời và các lớp .
+ Có kế hoạch tu sửa, bổ sung, mua sắm một số đồ chơi ngoài trời.
* Các giải pháp trong công tác quản lý
Quan tâm tới chất lượng giáo dục, giao bài tập, chữa, đánh giá.
Thường xuyên quan tâm tới đời sống sinh hoạt cán bộ nhân viên, các học sinh và gia đình của các em,…
* Kết quả đạt được
+ Điểm mạnh, nổi bật:
- Trẻ được trực tiếp trải nghiệm khám phá tìm tòi, biết quan sát và lắng nghe, biết đặt câu hỏi, biết suy nghĩ, liên tưởng phù hợp khả nãng của trẻ làm trẻ thích thú, mạnh dạn, tự tin, tự mình khám phá, tự mình tham gia thực hành theo ý tưởng của trẻ đủ cả 5 lĩnh vực phát triển. Trẻ ngày càng hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, các kỹ năng học tập cần thiết được rèn luyện thường xuyên tạo nền tảng tốt khi trẻ bước vào lớp 1.
+ Khó khăn, hạn chế: không
6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự thống nhất, đồng hành giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và thực hiện Chuyên đề; phổ biến, nhân rộng các mô hình điểm về xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; tôn vinh các tập thể và cá nhân điển hình trong thực hiện Chuyên đề.
a. Nội dung, hình thức điển hình được lựa chọn tôn vinh/khen thưởng
* Nội dung:
Nhà trường theo dõi sức khỏe của trẻ theo định hàng quí công khai trên bảng thông tin tuyên truyền lớp. Giáo viên và cha mẹ cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ, có kế hoạch và biện pháp chăm sóc đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có khiếm khuyết.
* Hình thức:
- Phối hợp với các phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ trẻ việc học và vui chơi; tuyên truyền vị trí, vai trò của GDMN, hướng dẫn CSGD trẻ tại gia đình, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
- Kiểm tra, báo cáo kịp thời, nhân rộng và thực hiện khen thưởng.
* Nội dung:
- Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Mục tiêu của giáo dục trong trường mầm non nam hưng: là giáo dục trẻ theo 5 lĩnh vực phát triển, đối tượng chúng ta tiếp cận gần gũi nhất là để thực hiện công tác tuyên truyền là phụ huynh, chính vì vậy nên công tác tuyên truyền cần được chuẩn bị tốt, để những kiến thức đến với phụ huynh phải thật sự cần thiết, thiết thực, hiệu quả.
* Hình thức:
- Trao đổi hàng ngày qua đón trả trẻ; Qua bảng thông báo, góc tuyên truyền…
* Kết quả đạt được
+ Điểm mạnh, nổi bật:
+ Khó khăn, hạn chế
IV. Kết quả thực hiện các Tiêu chí kèm theo Kế hoạch số 1933/KH- SGDĐT ngày 15/7/2021 của Sở GD&ĐT Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025
1. Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và cả giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau. Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non vô cùng cần thiết và đặc biệt quan trọng.
- Kết quả đạt được:
- Giáo viên trẻ khỏe nhiệt tình, năng động sáng tạo. Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của mình, sẵn sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng đồ chơi càng thêm phong phú và đa dạng. Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn làm đồ chơi phục vụ cho các góc.
* Khó khăn, hạn chế: không
2. Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
* Kết quả đạt được
BGH xây dựng kế hoạch chuyên đề “xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” chỉ đạo giáo viên lồng ghép phù hợp vào từng chủ đề; triển khai kế hoạch xuống các tổ sau đó tổ triển khai đến từng giáo viên thực hiện.
Huy động trẻ ra lớp 5 tuổi đạt 100 %
a. Điểm mạnh, nổi bật, đột phá
- Trang thiết bị phục vụ công tác bán trú được trang bị khá đầy đủ thuận tiện cho công tác CSND trẻ.
b. Khó khăn, hạn chế
Tỷ lệ giáo viên, nhân viên trong độ tuổi sinh con và nuôi con nhỏ còn nhiều, phần nào ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
3. Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
a. Kết quả đạt được
- Trường có đủ cấp dưỡng phục vụ cho công tác CSND trẻ được tốt hơn; có nhân viên y tế nên hỗ trợ trong công tác theo dõi sức khoẻ trẻ được tốt hơn.
- Phụ huynh rất quan tâm đến công tác chăm sóc nuôi dạy cháu của nhà trường
b. Điểm mạnh, nổi bật, đột phá:
Tất cả đã tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa đến thành công, mà điều quan trọng là đã làm thay đổi diện mạo, bộ mặt của các trường mầm non, tạo nên môi trường giáo dục mà trong đó trẻ được tận dụng mọi cơ hội tốt nhất để được chơi, được học, được trải nghiệm – môi trường thực sự lấy trẻ làm trung tâm.
c. Khó khăn, hạn chế:
- Số trẻ béo phì, suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân và SDD thể thấp còi đầu năm chiếm tỷ lệ cao so với các năm học trước.
4. Đánh giá sự phát triển của trẻ
a. Kết quả đạt được: Đánh giá trẻ trong GDMN xác định mức độ phát triển của trẻ so với mục tiêu của từng độ tuổi để có biện pháp thích hợp giúp trẻ tiến bộ. Đánh giá trẻ bao gồm: đánh giá hằng ngày và đánh giá theo giai đoạn. Ðánh giá sự phát triển của trẻ qua các hoạt động, các giai đoạn cho ta biết được những biểu hiện về tâm sinh lý của trẻ hàng ngày, sự phát triển toàn diện của trẻ qua từng giai đoạn, khả năng sẵn sàng, chiều hướng phát triển của trẻ ở những giai đoạn tiếp theo từ đó có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau:
b. Điểm mạnh, nổi bật, đột phá: Đánh giá được hiệu quả của các hoạt động đã thực hiện, làm sáng tỏ những vấn đề còn vướng mắc, đưa ra kế hoạch bổ sung.
- Tạo dựng cơ sở để xác định chính xác nhu cầu giáo dục cá nhân cho từng trẻ.
- Là cơ sở để đưa ra kế hoạch phối hợp cùng cha mẹ trẻ hoặc những giáo viên, cơ sở giáo dục sẽ tiếp nhận trẻ trong thời gian tiếp theo.
- Khó khăn, hạn chế:
5. Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
a. Kết quả đạt được
- Phối hợp tốt trong việc tổ chức các hoạt động như : Tết Trung thu, tổ chức cho trẻ tham quan di tích lịch sử tại địa phương; truyền thông về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng chống tai nạn, thương tích, bảo đảm an toàn cho trẻ em; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh: xây vườn rau cho bé, xây sân vận động cho trẻ…
b. Điểm mạnh, nổi bật, đột phá
- Các lớp đã phát huy hiệu quả vai trò phối hợp với các tổ chức đoàn thể, nhất là Công an, Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, ngành Y tế... trong công tác hỗ trợ, xây dựng, tu sửa đồ chơi, khu vui chơi cho trẻ ở lớp;
c. Khó khăn, hạn chế: không
V. Đánh giá chung
- Kết quả đạt được nổi bật
2. Giải pháp đổi mới đã thực hiện:
- Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo mọi hoạt động đều hướng tới từng trẻ cũng như từng nhóm trẻ nhỏ và nhóm trẻ lớn để tạo cơ hội cho trẻ được học tập trong điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực.
- Tận dụng không gian cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm
- Tích cực tạo môi trường cho trẻ hoạt động hội nhập quốc tế.
3. Khó khăn, hạn chế: sân chơi các điểm trường hẹp nên việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm còn hạn chế.
VI. Đề xuất phương hướng
- Tham mưu mở rộng diện tích khung viên trường đề đủ diện tích cho trẻ được vui chơi và trải nghiệm.
Trên đây là báo cáo đánh giá, sơ kết 2 năm thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025 của trường MG Long Thượng./.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT; - Lưu: VT./. |
HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Mỹ Hương |