KẾ HOẠCH Thực hiện công tác bán trú Năm học 2022 - 2023
UBND HUYỆN CẦN GIUỘC
TRƯỜNG MG LONG THƯỢNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 292 /KH-MGLT
|
Long Thượng, ngày 14 tháng 9 năm 2022
|
|
|
KẾ HOẠCH
Thực hiện công tác bán trú
Năm học 2022 - 2023
Thực hiện công tác bán trú
Năm học 2022 - 2023
Căn cứ Kế hoạch số 1813/KH-PGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023;
Căn cứ Kế hoạch số1891/KH-PGDĐT, ngày 9/9/2022 kế hoạch thực hiện công tác bán trú năm học 2022-2023;
Căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế, Trường Mẫu giáo Long Thượng xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác bán trú năm học 2022-2023 như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
Đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động bán trú tạiđơn vị, phòng, chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ và các loại dịch, bệnh khác.
Nâng cao vai trò quản lý của thủ trưởng đơn vị trong việc kiểm soát, đảm bảo thực phẩm cung cấp cho các bếp ăn, nhà ăn, cơ sở cung cấp thức ăn sẵn cho học sinh theo quy định của pháp luật.
Bếp ăn tập thể thực hiện quản lý và kiểm soát điều kiện ATTP trong nhà trường, nhằm thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, đảm bảo khâu kiểm soát cuối cùng.
Đối với trẻ có tình trạng dinh dưỡng thừa cân - béo phì, trẻ có bệnh lý nền, nhà trường cần trao đổi trực tiếp và tư vấn với cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ để thống nhất việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Tập huấn cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác phòng, chống dịch, bệnh trong trường học, theo các hướng dẫn, quy định.
Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe học sinh bán trú. Bảo đảm thực hiện tốt công tác y tế trường học; các điều kiện về vệ sinh và an toàn thực phẩm trong trường học.
Tăng cường quản lý các hoạt động bán trú. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo tuyệt đối an toàn thực phẩm.
II. NỘI DUNG:
1. Đối tượng:
100% trẻ đang học tại trường MG Long Thượng và các nhóm trẻ NCL hiện có trên địa bàn xã Long Thượng.
2. Giải pháp thực hiện
2.1. Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe học sinh
2.1.1. Hoạt động chăm sóc nuôi duỡng học sinh bán trú.
Cải tạo bếp ăn đáp ứng tiêu chuẩn bếp ăn một chiều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên cấp dưỡng, nấu ăn để thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến trường.
Thực hiện đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, lưu mẫu thức ăn đầy đủ, sử dụng thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Sử dụng nguồn nước sạch đã được kiểm tra đủ tiêu chuẩn theo quy định để chế biến thức ăn.
Tổ chức bữa ăn hợp khẩu vị trẻ, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ calo (đảm bảo lượng calo trong 1 ngày 1230 kcalo đến 1320 kcal/01 trẻ). Nhu cầu năng lượng tại trường cùa 1 trẻ 1 ngày chiếm 50 – 55% nhu cầu cả ngày 615 - 726 kcal )
Quản lý và tổ chức nề nếp ăn - ngủ của trẻ một cách hợp lý.
Có chế độ ăn kiêng đối với trẻ béo phì và chế độ bổ sung dưỡng chất cho trẻ suy dinh dưỡng.
Hướng dẫn và kiểm tra vệ sinh cá nhân trước, sau khi ăn và khi đi ngủ, tạo cho trẻ có thói quen hằng ngày.
Hướng dẫn trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và một số nội dung về công tác phòng, chống dịch bệnh.
Dành thời gian cho trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt tại trường, quan sát những biểu hiện tâm lý của trẻ, trò chuyện, tìm hiểu để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Đảm bảo đủ xà phòng, nước sạch cho trẻ vệ sinh, rửa tay hàng ngày.
2.1.2. Hoạt động chăm sóc sức khỏe
Giáo dục trẻ phòng bệnh học đường (cận thị, cong vẹo cột sống) và phòng bệnh theo mùa (đau mắt đỏ, tả, cảm sốt, thương hàn, sốt xuất huyết, thủy đậu...), đặc biệt đề phòng bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm A H5N1. Tổ chức cho trẻ rửa tay xà bông sau giờ chơi, trước khi ăn trưa và sau khi đi vệ sinh.
Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kì cho trẻ, và khám sức khỏe cho đội ngũ giáo viên, nhân viên cấp dưỡng ngay từ đầu năm học.
Có kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân và béo phì. Theo dõi sát trẻ thừa cân, béo phì và suy dinh dưỡng; có biện pháp tích cực, khống chế tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong năm học.
Khuyến cáo đến phụ huynh học sinh trong việc tăng cường vận động cho trẻ, giúp trẻ béo phì sớm nhanh chóng thoát béo phì thông qua nội dung truyên truyền trên bảng tin như: Hãy tập thể dục và chơi thể thao cùng trẻ;
Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra nguồn nước; thực phẩm hàng ngày.
2.2. Nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh bán trú
Hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân (rửa tay, đeo khẩu trang, sát khuẩn đúng cách...), sử dụng đồ dùng ăn uống cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi quy định (lưu ý không dùng chung đồ dùng với bạn);
Dạy trẻ kỹ năng và các quy tắc khi đến trường để đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh, bệnh;
Dạy trẻ nhận biết các thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể; các kỹ năng sống thích ứng trong mùa dịch bệnh (tính tự lập, bình tĩnh, biết cách ứng phó trước mọi tình huống);
Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn bản thân, nhận biết các biểu hiện bệnh (sốt, ho, mệt, đau nhức chân tay, đau đầu, khó thở) và xử trí kịp thời (trao đổi với giáo viên, hoặc bạn).
Tiếp tục củng cố các thói quen vệ sinh cá nhân, ý thức thực hiện để đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19.
Nâng cao kỹ năng tự phục vụ bản thân và giữ gìn vệ sinh môi trường.
2.3. Tăng cường quản lý các hoạt động bán trú
2.3.1. Cơ sở vật chất
Ngay từ đầu năm học mới, nhà trường có kế hoạch bảo trì hệ thống bếp gaz; có kế hoạch dự trù kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ đảm bảo 100% học sinh có đủ đồ dùng bán trú đúng quy định.
Trang bị bổ sung đồ dùng bán trú thường xuyên.
Đảm bảo có đủ hệ thống nước sạch để sử dụng, hệ thống thoát nước thải không bị ứ đọng; khu vệ sinh phục vụ bán trú luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng khí và thân thiện, các dụng cụ trong khu vệ sinh phải được duy tu thường xuyên, đảm bảo phục vụ tốt cho trẻ sử dụng.
Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất, vệ sinh khử khuẩn hàng ngày trường, lớp theo đúng hướng dẫn của ngành y tế.
2.3.2. Thu, chi bán trú:
Thực hiện thu tiền ăn bán trú theo thỏa thuận với phụ huynh, đảm bảo thu vừa đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.
Không thu tiền ga, nước uống…và các khoản thu ngoài quy định để phục vụ bán trú.
Thu 28.000đ/ ngày/ 1 trẻ. Bữa chính 18.000đ; bữa phụ 10.000đ.
Trẻ vắng có phép, tiền ăn các ngày vắng có phép phải được trả lại kịp thời cuối tháng và theo thống nhất với phụ huynh.
Thu chi bán trú phải được công khai rõ ràng hàng tuần, hàng ngày…có sự giám sát của cha mẹ phụ huynh theo đúng quy định.
2.3.3. Hồ sơ bán trú
Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ theo đúng quy định:
Biên bản họp phụ huynh thỏa thuận về mức thu bán trú và hình thức thu, có thể hiện sự đồng thuận của mỗi phụ huynh tham gia hoặc không tham gia, kiến nghị, đề xuất.
Hồ sơ sức khỏe học sinh - giáo viên - nhân viên.
Sổ tính tiền ăn, sổ theo dõi thực phẩm 03 bước, sổ thực đơn và tính khẩu phần ăn, thiết lập dưỡng chất
Sổ theo dõi nguồn gốc nguyên liệu nhập vào.
Các loại hợp đồng, hóa đơn mua thực phẩm (bao gồm: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, giấy xét nghiệm mẫu thực phẩm, giấy chứng nhận kiểm dịch đối với các sản phẩm động vật), hợp đồng nước uống cho trẻ.
Giấy chứng nhận xét nghiệm nguồn nước đảm bảo đạt yêu cầu theo QCVN của BYT.
Quyết định thành lập tổ chức bếp ăn bán trú, ban tiếp phẩm.
Quyết định thành lập tổ kiểm tra đơn vị.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hồ sơ, biên bản hoặc sổ theo dõi việc tự kiểm tra. Hoạt động giám sát, khắc phục, báo cáo công tác tự kiểm tra.
Hồ sơ thu, chi, công khai bán trú.
2.3.4. Công tác kiểm tra
Có kế hoạch kiểm tra trong từng tháng, theo từng chủ điểm, kiểm tra đột xuất.
Kiểm tra công tác tiếp phẩm.
Kiểm tra nề nếp ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân của học sinh.
Kiểm tra công tác thu, chi, công khai bán trú theo quy định.
2.5. Công tác báo cáo
Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện công tác bán trú lồng ghép trong các báo cáo sơ kết, tổng kết của nhà trường.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Xây dựng kế hoạch hoạt động bán trú phù hợp tình hình thực tế tại đơn vị.
Bảo đảm thực hiện tốt công tác y tế trường học; các điều kiện về vệ sinh và an toàn thực phẩm trong trường học. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo tuyệt đối an toàn thực phẩm.
Tạo điều kiện cho Cha mẹ học sinh tham gia giám sát bữa ăn bán trú.
Thường xuyên vệ sinh khử khuẩn, vệ sinh môi trường, đảm bảo cơ sở vật chất để đảm bảo cho trẻ khi đến trường.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện công tác bán trú trường mẫu giáo Long Thượng năm học 2022 – 2023. Đề nghị CB,GV,NV trường MG Long Thượng và các nhóm trẻ NCL trên địa bàn xã Long Thượng thực hiện nghiêm túc./.
Căn cứ Kế hoạch số1891/KH-PGDĐT, ngày 9/9/2022 kế hoạch thực hiện công tác bán trú năm học 2022-2023;
Căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế, Trường Mẫu giáo Long Thượng xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác bán trú năm học 2022-2023 như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
Đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động bán trú tạiđơn vị, phòng, chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ và các loại dịch, bệnh khác.
Nâng cao vai trò quản lý của thủ trưởng đơn vị trong việc kiểm soát, đảm bảo thực phẩm cung cấp cho các bếp ăn, nhà ăn, cơ sở cung cấp thức ăn sẵn cho học sinh theo quy định của pháp luật.
Bếp ăn tập thể thực hiện quản lý và kiểm soát điều kiện ATTP trong nhà trường, nhằm thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, đảm bảo khâu kiểm soát cuối cùng.
Đối với trẻ có tình trạng dinh dưỡng thừa cân - béo phì, trẻ có bệnh lý nền, nhà trường cần trao đổi trực tiếp và tư vấn với cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ để thống nhất việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Tập huấn cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác phòng, chống dịch, bệnh trong trường học, theo các hướng dẫn, quy định.
Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe học sinh bán trú. Bảo đảm thực hiện tốt công tác y tế trường học; các điều kiện về vệ sinh và an toàn thực phẩm trong trường học.
Tăng cường quản lý các hoạt động bán trú. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo tuyệt đối an toàn thực phẩm.
II. NỘI DUNG:
1. Đối tượng:
100% trẻ đang học tại trường MG Long Thượng và các nhóm trẻ NCL hiện có trên địa bàn xã Long Thượng.
2. Giải pháp thực hiện
2.1. Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe học sinh
2.1.1. Hoạt động chăm sóc nuôi duỡng học sinh bán trú.
Cải tạo bếp ăn đáp ứng tiêu chuẩn bếp ăn một chiều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên cấp dưỡng, nấu ăn để thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến trường.
Thực hiện đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, lưu mẫu thức ăn đầy đủ, sử dụng thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Sử dụng nguồn nước sạch đã được kiểm tra đủ tiêu chuẩn theo quy định để chế biến thức ăn.
Tổ chức bữa ăn hợp khẩu vị trẻ, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ calo (đảm bảo lượng calo trong 1 ngày 1230 kcalo đến 1320 kcal/01 trẻ). Nhu cầu năng lượng tại trường cùa 1 trẻ 1 ngày chiếm 50 – 55% nhu cầu cả ngày 615 - 726 kcal )
Quản lý và tổ chức nề nếp ăn - ngủ của trẻ một cách hợp lý.
Có chế độ ăn kiêng đối với trẻ béo phì và chế độ bổ sung dưỡng chất cho trẻ suy dinh dưỡng.
Hướng dẫn và kiểm tra vệ sinh cá nhân trước, sau khi ăn và khi đi ngủ, tạo cho trẻ có thói quen hằng ngày.
Hướng dẫn trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và một số nội dung về công tác phòng, chống dịch bệnh.
Dành thời gian cho trẻ thích nghi với chế độ sinh hoạt tại trường, quan sát những biểu hiện tâm lý của trẻ, trò chuyện, tìm hiểu để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Đảm bảo đủ xà phòng, nước sạch cho trẻ vệ sinh, rửa tay hàng ngày.
2.1.2. Hoạt động chăm sóc sức khỏe
Giáo dục trẻ phòng bệnh học đường (cận thị, cong vẹo cột sống) và phòng bệnh theo mùa (đau mắt đỏ, tả, cảm sốt, thương hàn, sốt xuất huyết, thủy đậu...), đặc biệt đề phòng bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm A H5N1. Tổ chức cho trẻ rửa tay xà bông sau giờ chơi, trước khi ăn trưa và sau khi đi vệ sinh.
Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kì cho trẻ, và khám sức khỏe cho đội ngũ giáo viên, nhân viên cấp dưỡng ngay từ đầu năm học.
Có kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân và béo phì. Theo dõi sát trẻ thừa cân, béo phì và suy dinh dưỡng; có biện pháp tích cực, khống chế tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong năm học.
Khuyến cáo đến phụ huynh học sinh trong việc tăng cường vận động cho trẻ, giúp trẻ béo phì sớm nhanh chóng thoát béo phì thông qua nội dung truyên truyền trên bảng tin như: Hãy tập thể dục và chơi thể thao cùng trẻ;
Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra nguồn nước; thực phẩm hàng ngày.
2.2. Nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh bán trú
Hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân (rửa tay, đeo khẩu trang, sát khuẩn đúng cách...), sử dụng đồ dùng ăn uống cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi quy định (lưu ý không dùng chung đồ dùng với bạn);
Dạy trẻ kỹ năng và các quy tắc khi đến trường để đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh, bệnh;
Dạy trẻ nhận biết các thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể; các kỹ năng sống thích ứng trong mùa dịch bệnh (tính tự lập, bình tĩnh, biết cách ứng phó trước mọi tình huống);
Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn bản thân, nhận biết các biểu hiện bệnh (sốt, ho, mệt, đau nhức chân tay, đau đầu, khó thở) và xử trí kịp thời (trao đổi với giáo viên, hoặc bạn).
Tiếp tục củng cố các thói quen vệ sinh cá nhân, ý thức thực hiện để đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19.
Nâng cao kỹ năng tự phục vụ bản thân và giữ gìn vệ sinh môi trường.
2.3. Tăng cường quản lý các hoạt động bán trú
2.3.1. Cơ sở vật chất
Ngay từ đầu năm học mới, nhà trường có kế hoạch bảo trì hệ thống bếp gaz; có kế hoạch dự trù kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ đảm bảo 100% học sinh có đủ đồ dùng bán trú đúng quy định.
Trang bị bổ sung đồ dùng bán trú thường xuyên.
Đảm bảo có đủ hệ thống nước sạch để sử dụng, hệ thống thoát nước thải không bị ứ đọng; khu vệ sinh phục vụ bán trú luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng khí và thân thiện, các dụng cụ trong khu vệ sinh phải được duy tu thường xuyên, đảm bảo phục vụ tốt cho trẻ sử dụng.
Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất, vệ sinh khử khuẩn hàng ngày trường, lớp theo đúng hướng dẫn của ngành y tế.
2.3.2. Thu, chi bán trú:
Thực hiện thu tiền ăn bán trú theo thỏa thuận với phụ huynh, đảm bảo thu vừa đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.
Không thu tiền ga, nước uống…và các khoản thu ngoài quy định để phục vụ bán trú.
Thu 28.000đ/ ngày/ 1 trẻ. Bữa chính 18.000đ; bữa phụ 10.000đ.
Trẻ vắng có phép, tiền ăn các ngày vắng có phép phải được trả lại kịp thời cuối tháng và theo thống nhất với phụ huynh.
Thu chi bán trú phải được công khai rõ ràng hàng tuần, hàng ngày…có sự giám sát của cha mẹ phụ huynh theo đúng quy định.
2.3.3. Hồ sơ bán trú
Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ theo đúng quy định:
Biên bản họp phụ huynh thỏa thuận về mức thu bán trú và hình thức thu, có thể hiện sự đồng thuận của mỗi phụ huynh tham gia hoặc không tham gia, kiến nghị, đề xuất.
Hồ sơ sức khỏe học sinh - giáo viên - nhân viên.
Sổ tính tiền ăn, sổ theo dõi thực phẩm 03 bước, sổ thực đơn và tính khẩu phần ăn, thiết lập dưỡng chất
Sổ theo dõi nguồn gốc nguyên liệu nhập vào.
Các loại hợp đồng, hóa đơn mua thực phẩm (bao gồm: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, giấy xét nghiệm mẫu thực phẩm, giấy chứng nhận kiểm dịch đối với các sản phẩm động vật), hợp đồng nước uống cho trẻ.
Giấy chứng nhận xét nghiệm nguồn nước đảm bảo đạt yêu cầu theo QCVN của BYT.
Quyết định thành lập tổ chức bếp ăn bán trú, ban tiếp phẩm.
Quyết định thành lập tổ kiểm tra đơn vị.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hồ sơ, biên bản hoặc sổ theo dõi việc tự kiểm tra. Hoạt động giám sát, khắc phục, báo cáo công tác tự kiểm tra.
Hồ sơ thu, chi, công khai bán trú.
2.3.4. Công tác kiểm tra
Có kế hoạch kiểm tra trong từng tháng, theo từng chủ điểm, kiểm tra đột xuất.
Kiểm tra công tác tiếp phẩm.
Kiểm tra nề nếp ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân của học sinh.
Kiểm tra công tác thu, chi, công khai bán trú theo quy định.
2.5. Công tác báo cáo
Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện công tác bán trú lồng ghép trong các báo cáo sơ kết, tổng kết của nhà trường.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Xây dựng kế hoạch hoạt động bán trú phù hợp tình hình thực tế tại đơn vị.
Bảo đảm thực hiện tốt công tác y tế trường học; các điều kiện về vệ sinh và an toàn thực phẩm trong trường học. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo tuyệt đối an toàn thực phẩm.
Tạo điều kiện cho Cha mẹ học sinh tham gia giám sát bữa ăn bán trú.
Thường xuyên vệ sinh khử khuẩn, vệ sinh môi trường, đảm bảo cơ sở vật chất để đảm bảo cho trẻ khi đến trường.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện công tác bán trú trường mẫu giáo Long Thượng năm học 2022 – 2023. Đề nghị CB,GV,NV trường MG Long Thượng và các nhóm trẻ NCL trên địa bàn xã Long Thượng thực hiện nghiêm túc./.
Nơi nhận:
- Phòng GDĐT (B/c) - Các CSGD-NCL, (T/h) - P.HT; Các tổ CM; (T/h) - Lưu: VT. |
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Mỹ Hương |