Trường Mẫu giáo Long Thượng

BÁO CÁO Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”

UBND HUYỆN CẦN GIUỘC
TRƯỜNG MG LONG THƯỢNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 31/BC-MGLT
         Long Thượng, ngày 16 tháng 02 năm 2022
 
 BÁO CÁO
Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 05/11/2012
của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”
 
 
 
 
 
I. Công tác triển khai, quán triệt
Nhà trường đã tổ chức học tập, quán triệt và triển khai tốt các nội dung Chỉ thị 20-CT/TW của Bộ Chính trị đồng thời cụ thể hóa bằng các kế hoạch, đề án phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật xây dựng khá đầy đủ,  tạo cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em tại cơ sở. Thực hiện tốt việc phổ biến, quán triệt, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và việc kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết Chỉ thị số 20-CT/TW gắn với Chương trình số 30-CTr/TU, ngày 03/9/2013 của  Ban Thường vụ Tỉnh ủy của cấp ủy, chính quyền các cấp. Đánh giá sự chuyển biến về nhận thức và hành động đội ngũ trong công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em tại đơn vị.
II. Kết quả thực hiện
Đánh giá những kết quả đạt được theo các nhiệm vụ trọng tâm của Chỉ thị số 20-CT/TW và Chương trình số 30-CTr/TU đã đề ra, tập trung đánh giá những nội dung sau: Xác định tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em nên những năm qua đơn vị đã triển khai, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của tỉnh, huyện về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; đồng thời tổ chức nhiều hoạt động nhằm trạo môi trường thuận lợi để trẻ em được chăm sóc, học tập, vui chơi, giải trí và được bảo đảm các quyền cơ bản, được sống trong môi trường an toàn lành mạnh, nhất là dành được sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để các em được sống, được hoà nhập và phát triển.
+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền các cấp;
Nhà trường đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát theo từng nội dung Nghị quyết, Chỉ thị, chương trình, kế hoạch…..; thường xuyên nắm bắt thông tin báo cáo với cấp trên chỉ đạo, định hướng, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; kịp thời phát hiện xử lý thông tin về xâm hại trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần được giúp đỡ, can thiệp và ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em.
+ Công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động;
- Nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động để mọi người dân thấy được tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Kịp thời tuyên truyền, các tấm gương người tốt, việc tốt; quan tâm giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại, bạo lực, lôi kéo trẻ em vào hoạt động tội phạm và cản trở việc thực hiện các quyền của trẻ em.
- Việc thực hiện Chỉ thị số 20 của Bộ Chính trị và Chương trình số 30-CTr/TU, ngày 03/9/2013 của  Ban Thường vụ Tỉnh ủy của cấp ủy, chính quyền các cấp đã được đơn vị trường học tổ chức quán triệt nghiêm túc và thực hiện khá hiệu quả. Qua đó, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc về nhận thức; nâng cao ý thức trách nhiệm của các toàn thể CB-GV-NV trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm và là trách nhiệm của toàn xã hội nói chung đã được cả hệ thống chính trị xác nhận.
+ Việc triển khai, thực hiện các chính sách pháp luật về trẻ em;
Đơn vị triển khai đầy đủ các chính sách pháp luật về trẻ em đến đội ngủ nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo vệ trẻ em, vận động phụ huynh cùng thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Từ đó, nhiều gia đình, tổ chức, doanh nghiệp đã tích cực tham gia vào việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Công tác tuyên truyền còn được thực hiện rộng rãi trong các buổi họp ban đại diện CMHS của trường, các buổi họp hội đồng sư phạm nhà trường, trang web, zalo….
+ Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về trẻ em;
- Nhà trường xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, có kế hoạch tổ chức các hoạt động văn nghệ, vui chơi, tạo ra nhiều khu vực cho trẻ vui chơi hoạt động, trò chơi dân gian, … Việc tổ chức các lễ hội trong năm học tại trường để các em có được sân chơi bổ ích, lành mạnh, hòa nhập cùng bè bạn; lồng ghép vào đó là việc tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo hướng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị - xã hội. Khuyến khích sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân cho các hoạt động và công trình dành cho trẻ em.
 + Công tác phối hợp liên ngành trong thực hiện quyền trẻ em, việc bảo đảm quyền trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh, nhất là trước những tác động của đại dịch Covid-19;
- Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhà trường phối hợp với đoàn thanh niên, hội phụ nữ, đài phát thanh xã Long Thượng tuyên truyền về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em với các nội dung như phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt là phổ biến các quyền cơ bản của trẻ em, Luật Trẻ em, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em; các biện pháp bảo vệ trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, phòng chống đuối nước trẻ em; bảo vệ trẻ em trong thiên tai dịch bệnh; thực hiện tốt chính sách hiện hành đối với đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn….
- Nhà trưởng phát huy vai trò, nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục trẻ em, nhà trường phối hợp với trạm y tế xã đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác phòng chống dịch để chuẩn bị cho công tác học sinh đi học trực tiếp trở lại. Lồng ghép sinh hoạt chuyên đề với tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tuyên truyền phòng chống tai nạn đuối nước, phòng chống xâm hại trẻ em. Thực hiện công tác diễn tập khi có F0 ở đơn vị.
- Nhà trường quay nhiều clip cung cấp thông tin, kỹ năng cho trẻ khi trẻ còn ở nhà, nhiều hoạt động trực tuyến có tính giáo dục cao cũng được đơn vị thực hiện nhằm đem đến một số nội dung lành mạnh, bổ ích, hấp dẫn cho trẻ em trong bối giản cách xã hội.
+ Việc ưu tiên bố trí nguồn lực cho công tác trẻ em;
- Nhà trường thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt như: thăm hỏi, tặng quà, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp các ngày Lễ, Tết Nguyên đán, Tết thiếu nhi 1.6, Tết Trung thu, khai giảng năm học mới...
+ Sự tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường, gia đình và cộng đồng trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Trong thời gian qua, nhà trường tích cực đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em, tích cực tham gia trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em tại mỗi gia đình và cộng đồng dân cư thông qua việc tổ chức thực hiện phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Tạo nhiều sân chơi, phong trào bổ ích cho các em thiếu niên, nhi đồng, giúp các em giao lưu, học hỏi, có thể phát huy những năng khiếu, sở trường và niềm đam mê của mình, hình thành kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp. Bên cạnh đó, tranh thủ sự đóng góp của cộng đồng để giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường… Kết quả có nhiều thiếu nhi vượt khó, vươn lên trong học tập.
III. Hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
Địa điểm vui chơi cho thiếu nhi trong địa bàn xã chưa được quan tâm đầu tư, chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ em.
Nguyên nhân
Nguồn kinh phí cho các hoạt động và các sân chơi cho thiếu nhi trong dịp hè còn hạn chế.
IV. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác trẻ em trong giai đoạn tới.
Nhà trường tiếp tục phối hợp xây dựng môi trường giáo dục kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; góp phần hình thành nhân cách và trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Tiếp tục duy trì tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tuyên truyền các tổ chức, cộng đồng, gia đình, cá nhân và trẻ em tham gia thực hiện các quyền của trẻ em.
Tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, và các hoạt động chăm sóc trẻ em nhân Tháng hành động vì trẻ em hàng năm, nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, Ngày gia đình Việt Nam, khai giảng năm học mới,...tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi để trẻ em chủ động tham gia vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục.
Thường xuyên nắm bắt thông tin, báo cáo với cấp trên để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em; kịp thời phát hiện, xử lý thông tin về trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần được trợ giúp, can thiệp và ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em.
V. Đề xuất, kiến nghị.
Trên đây là báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới” của đơn vị trường MG Long Thượng ./.
Nơi nhận:                                                                              HIỆU TRƯỞNG
 - PGD;                                                                        
 - Lưu: VT.                                                   
 
                                                                                                   Nguyễn Thị Mỹ Hương