KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CBGV, NV NĂM HỌC 2021 - 2022
PHÒNG GD-ĐT CẦN GIUỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG MG LONG THƯỢNG Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
Số: 279/ KH-MGLT Long Thượng, ngày 17 tháng 9 năm 2021
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CBGV, NV
NĂM HỌC 2021 - 2022
NĂM HỌC 2021 - 2022
Căn cứ hướng dẫn số 1352 /HD-GDĐT về hướng dẫn kế hoạch năm học 2021-2022, ngày 14/9/2021 của Phòng Giáo dục Đào tạo Cần Giuộc;
Căn cứ vào tình hình thực tế, trường Mẫu giáo Long Thượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ năm học 2021- 2022 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
- Tổng số CBGVNV: 27
+ Hiệu trưởng: 01 đ/c
+ Phó hiệu trưởng: 01 đ/c
+ Giáo viên: 16 đ/c
+ Nhân viên: 9 đ/c
* Trình độ chuyên môn CBGV: Đại học: 15/18 đ/c; đạt tỷ lệ: 83,3%;
Cao đẳng: 03/18 đ/c; đạt tỷ lệ: 16,66%;
Nhân viên: 02 Trung cấp
Hợp đồng 161: 07 người: 05 cấp dưỡng và 02 bảo vệ
- Biên chế đội ngũ
+ Trong biên chế: 20 đ/c
+ HĐ 161: 07 đ/c
- Các tổ chức
+ Đảng viên: 10/27 đ/c; Tỷ lệ: 37,03%
+ Đoàn viên TN: 09/27 đ/c; Tỷ lệ: 33,33%
+ Đoàn viên công đoàn: 27/27 đ/c Tỷ lệ: 100%
II/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tạo bước chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo của nhà trường.
Thực hiện mục tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Phòng GD&ĐT về nâng tỷ lệ đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá về chất lượng một cách đồng bộ theo các mục tiêu và định hướng của ngành.
Nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy, năng lực quản lý và các hoạt động khác của giáo viên (GV), CBQL trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ về trình độ tiêu chuẩn của chức danh theo cấp học.
2.Yêu cầu
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo và CBQLGVNV phải được triển khai đối với tất cả các các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Gắn việc bồi dưỡng để đạt chuẩn về trình độ đào tạo với bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đạt chuẩn nghề nghiệp của giáo viên và cán bộ quản lý.
Việc thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGVNV phải gắn với công tác quy hoạch cán bộ hàng năm.
III/ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG:
- Bồi dưỡng trình độ chuyên môn:
Vận động các giáo viên, nhân viên chưa có trình độ trên chuẩn học liên thông lên Cao đẳng, Đại học.
2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý:
Tạo điều kiện cho tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dự nguồn thuộc diện quy hoạch cán bộ quản lý được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, theo quy định của cấp trên.
3. Bồi dưỡng thường xuyên:
Đảm bảo 100% CBQL và GV tham gia lớp bồi dưỡng và thực hiện học bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch của PGD&ĐT Cần Giuộc; Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo về quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch học BDTX năm học, và thực hiện đảm bảo theo kế hoạch.
Nhà trường xây dựng kế hoạch dựa trên kế hoạch BDTX của Phòng GD&ĐT và tình hình của đơn vị, phân công, hướng dẫn, tổ chức thực hiện đảm bảo theo kế hoạch.
4. Bồi dưỡng chính trị:
Đối với các giáo viên thuộc diện quy hoạch cán bộ quản lý: Được tham gia lớp trung cấp chính trị.
Bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới cho các đối tượng đoàn viên ưu tú: 01
Bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới được kết nạp
5. Bồi dưỡng ngoại ngữ:
Đối với CBQL và giáo viên chưa có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định (B1) khuyến khích động viên để các đồng chí tham gia học tập.
6. Bồi dưỡng tin học:
Đối với CBQL: Tất cả CBQL có khả năng sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng dành cho quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Đối với giáo viên: 100% giáo viên sử dụng có hiệu quả các phần mềm ứng dụng trong chuyên môn (phần mềm soạn giảng; soạn thảo văn bản excel, word và cách thiết lập bài giảng điện tử, các trò chơi phần mềm powerpoint và các phần mềm hỗ trợ khác như kidsmart; Thực hiện dạy bằng giáo án điện tử tại nhóm lớp và thực hiện tất cả trong các chuyên đề, hội thi, thao giảng trong năm.
Khuyến khích động viên để chi em tham gia học tập nâng cao trình độ vi tính.
Đối với nhân viên YT, VT, KT: Khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong các hoạt động nghiệp vụ đối với kế toán, y tế, văn thư.
CBQL, GV, NV: Bồi dưỡng thực hiện thể thức văn bản theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV về việc hướng dẫn thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản.
7. Bồi dưỡng theo yêu cầu thực tiễn (bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng hè..)
Hàng năm, căn cứ theo kế hoạch chuyên môn Phòng GD&ĐT nhà trường tạo điều kiện cho CBQL, GV, NV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn hè, bồi dưỡng thường xuyên, chuyên đề.
Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề theo yêu cầu thực tiễn phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị
Đưa một số CBQL và giáo viên cốt cán tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề do PGD&ĐT tổ chức.
Đối với CBQL, GV: Bồi dưỡng phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng chương trình GDMN theo thông tư 28 của Bộ GD& ĐT ban hành. Bồi dưỡng chuyên môn chuyên đề phát triển thẩm mỹ. Bồi dưỡng qui trình viết SKKN, có sáng kiến cải tiến trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Các chuyên đề do bậc học tổ chức.
Nhân viên KT, YT: Bồi dưỡng nghiệp vụ YT, biết khai thác mạng Internet.
IV. XÂY DỰNG CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN:
1. Điều kiện về CSVC, thiết bị, đồ dùng, tài liệu:
Tham mưu với các cấp lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương, phối hợp với Hội phụ huynh học sinh huy động các nguồn lực, kinh phí đầu tư mua sắm và bổ sung các điều kiện về CSVC, thiết bị, đồ dùng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học và công tác đào tạo, bồi dưỡng trong năm học.
Nối mạng internet cho các phòng chức năng, các nhóm lớp.
Bổ sung máy tính, máy in, sửa chữa máy vi tính và các thiết bị điện tử cho các lớp. Cung cấp tài liệu tham khảo cho CB, GV, NV.
Tổ chức tốt các hội thi, chuyên đề, thao giảng, hội giảng trong năm theo kế hoạch
2. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng:
a) Đối với các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ, chuyên môn nâng cao trình độ: kinh phí thực hiện cá nhân đi học tự chi trả.
b) Đối với cán bộ công chức và hiệu trưởng đơn vị được cử đi đào tạo: thực hiện theo chế độ quy định.
c) Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề tại đơn vị: Trích kinh phí hoạt động của trường.
3. Tổ chức thực hiện:
Xây dựng kế hoạch triển khai và phân công cụ thể, tạo mọi điều kiện thuận lợi và huy động toàn bộ giáo viên, nhân viên, CBQL tham gia học tập bồi dưỡng theo đúng kế hoạch đề ra.
Tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ dưới nhiều hình thức như:
* Bồi dưỡng đại trà:
+ Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục thông qua việc tổ chức các chuyên đề, thao giảng, hội thi giáo viên giỏi, hội thảo, dự giờ, kiểm tra.
+ Bồi dưỡng xây dựng môi trường lớp học, học bồi dưỡng thường xuyên, chuyên môn hè theo kế hoạch.
+ Tin học về soạn thảo văn bản, thiết lập giáo án điện tử, trò chơi sáng tạo từ các phần mềm powerpoint và các phần mềm kidsmart …, trao đổi thông tin qua địa chỉ gmail, trang websile của trường.
+ Xây dựng nguồn tư liệu phục vụ thiết lập bài giảng, tư liệu về giáo án.
+ Bồi dưỡng qui trình viết và trình bày SKKN.
* Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mới: Phân công cho giáo viên kèm cặp giúp đỡ và phối hợp với PHT, với TTCM hướng dẫn về công tác chủ nhiệm lớp, chăm sóc trẻ, soạn giảng. Tổ chuyên môn có kế hoạch tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tại các lớp trong tổ để giáo viên mới dự, dự giờ góp ý bồi dưỡng giáo viên mới.
* Bồi dưỡng giáo viên giỏi: Vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục, phong cách và nghệ thuật xử lý tình huống trên lớp thông qua việc phân công dạy các chuyên đề, hội giảng, thao giảng và dự giờ góp ý.
Tổ chức tốt các chuyên đề trọng tâm trong năm. Tổ chức hội thi giáo viên giỏi, làm đồ dùng, trang trí lớp, hồ sơ sổ sách; nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường…
Tạo điều kiện cho đội ngũ tham gia dự các chuyên đề, các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, chính trị do các cấp tổ chức và giao lưu chuyên môn với các trường bạn.
Theo dõi, đôn đốc và quản lý việc học tập bồi dưỡng, kịp thời khen thưởng hoặc xử lý đối với giáo viên, CBQL tham gia tốt hoặc chưa tốt các chương trình bồi dưỡng giáo dục. Ghi nhận kết quả bồi dưỡng để đưa vào hồ sơ chuyên môn của giáo viên trong quá trình công tác giảng dạy tại đơn vị.
Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, thiết bị và thời gian để giáo viên, CBQL tham gia có chất lượng các hoạt động đào tạo bồi dưỡng. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác đào tạo bồi dưỡng của đơn vị theo từng năm học.
Trên đây là Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo và CBQL năm học 2021-2022 trường Mẫu giáo Long Thượng.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
– PGD&ĐT (b/c);
– BGH, chuyên môn (t/h);
– Lưu VT.
Nguyễn Thị Mỹ Hương