Trường Mẫu giáo Long Thượng

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC BÁN TRÚ NĂM HỌC 2021-2022

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG MG LONG THƯỢNG

              Số: 291 /KH-MGLT
 

   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

       Long Thượng, ngày 27 tháng 9 năm 2021

KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC BÁN TRÚ NĂM HỌC 2021-2022
 
Căn cứ Hướng dẫn số 1232/SGD ĐT ngày 15/5/2017 về hướng dẫn ghi chép thực hiện ba bước tự kiểm tra VSATTP theo Quyết định số 1246/QĐ-BYT;
Căn cứ CV số 928/PGDĐT -MN  ngày 04/10/2017 V/v  nâng cao chất lượng NDCSSK trẻ từ 0-5 tuổi trong các cơ sở GDMN năm học 2017-2018;
Căn cứ số 319/PGD ĐT-MN ngày 15/03/2020 Về việc thống nhất các điều kiện để tổ chức bán trú và các loại hồ sơ bán trú trong các cơ sở GDMN;
Căn cứ Kết luận số 1092/KL-PGĐT ngày 01/09/2020, Thông báo kết luận của Trưởng Phòng GD &ĐT tại cuộc họp về công tác tổ chức bán trú;
Căn cứ điều kiện, tình hình thực tế của trường và nhu cầu bán trú của phụ huynh, tình hình thực tế tại địa phương, trường Mẫu Giáo Long Thượng xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú 2021-2022 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Cơ sở vật chất:
- Trường MG Long Thượng có 3 điểm trường, 01 điểm chính tại ấp Long Thạnh, 01 điểm phụ tại ấp Long Thạnh, 01 điểm phụ tại ấp Long Hưng
- Trường có 8 phòng học đảm bảo yêu cầu, lớp học thoáng mát, sạch sẽ.
- Trường có 01 bếp ăn được đặt tại điểm phụ Long Thạnh, được trang bị đầy đủ các thiết bị đồ dùng trong nhà bếp để chế biến, phân chia thức ăn.
2. CBQL-GV-NV:
- Trường có 27 CBQL-GV-NV gồm có 02 CBQL, có 16 giáo viên, 9 nhân viên (01 nhân viên kế toán, 01 NV y tế, 02 nhân viên bảo vệ và 05 cấp dưỡng). Cấp dưỡng có chứng chỉ nghề nấu ăn, khám sức khỏe và được bồi dưỡng kiến thức VSATTP theo quy định.
3. Học sinh
Trường MG Long Thượng có 212 trẻ đươc chia thành 8 lớp gồm 04 ớp lá, 03 lớp chồi và 01 lớp mầm.
Trẻ 3-4 tuổi : 20 cháu.
Trẻ 4-5 tuổi : 68 cháu.
Trẻ 5-6 tuổi : 124 cháu.
II. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi:
Trường Mẫu giáo Long Thượng luôn được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát kịp thời của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Giuộc, sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, các ban ngành đoàn thể đia phương. 
Đội ngũ nhà trường nhiệt tình, tận tụy, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân. Có nhân viên y tế đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khỏe trẻ kịp thời.
Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập và ăn bán trú của các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường.
2. Khó khăn:
Trường có nhiều điểm phụ nên viêc vận chuyển thức ăn đến các điểm cũng không thuận lợi đồng thời cũng ảnh hưởng phần nào công tác quản lý bán trú.
Do tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, nên việc đi học của trẻ chậm hơn so với năm học trước.
III. MỤC TIÊU CHUNG
            - 100 % trẻ được ăn bán trú tại trường theo quy định.    
-  Bếp ăn của trường đảm bảo theo qui trình 1 chiều.
-  Trường có hợp đồng cung ứng thực phẩm.
-  Đảm bảo năng lượng cho trẻ tại trường theo quy định  50 - 55% nhu cầu cả ngày (615 - 726 Kcal). Bữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày, bữa phụ cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày.
-  Cấp dưỡng thực hiện chế biến đảm bảo theo quy trình, thực hiện ghi chép các bước kiểm tra theo quy định tại công văn số 1232/SGDĐT-GDMN .
-   Không có ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường.
          IV. MỤC TIÊU CỤ THỂ
- Hình thành ở trẻ thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống: biết rửa tay trước khi ăn, biết cách cầm muỗng, chén đúng quy định, múc thức ăn gọn gàng không rơi vãi, trong khi ăn phải ăn từ từ nhai kỹ thức ăn, không nôn nóng, mời các bạn trước khi ăn, ăn từ tốn, không nói chuyên đùa giỡn trong khi ăn, làm ảnh hưởng đến các bạn khác.
- Trẻ ăn hết xuất, biết các chất dinh dưỡng trong món ăn, biết tên món ăn.
  • Giảm tỉ lệ SDD, khống chế thừa cân, béo phì.
- 100 % có đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân, đồ dùng bán trú.
V. CÁC NHIỆM VỤ CẦN THỰC HIỆN
- Nhà trường kết hợp Ban đại diện CMHS lựa chọn nơi cung ứng và có uy tín để thực hiện kí kết hợp đồng cung ứng thực phẩm theo quy định. Trường thông qua cuộc họp với Ban đại diện CMHS để chọn một trong các nhà Cung ứng thực phẩm sau: Công ty thực phẩm 2030, Công ty TNHH Thực phẩm Diễm Tường Vinh, Công ty thực phẩm Nam Phong.
- Đảm bảo an toàn VSTP, an toàn tai nạn thương tích.
- Thực hiện bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ cấp dưỡng.
- Thực hiện tiếp phẩm đủ thành phần từ 3 thành viên trở lên gồm: đại diện cha mẹ trẻ, giáo viên, cấp dưỡng….theo công văn số 928/PGDĐT -MN ngày 04/10/2017.
- Thực hiện tốt việc tổ chức bữa ăn cho trẻ (gồm 01 bữa chính và 01 bữa phụ, đảm bảo trẻ ăn đủ suất và năng lượng tại trường theo quy định. Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% - 20%;chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 25% - 35%, chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 52% - 60% năng lượng khẩu phần. Nước uống: khoảng 1,6 - 2,0 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn). Các món ăn không trùng lấp ít nhất 2 lần/ tuần. Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc theo quy định (khoảng 150 phút).
V. DỰ KIẾN THU CHI
* Dự kiến thu:
- Tiền ăn: 27.000 đồng/trẻ/ ngày. (Ăn trưa: 17.000 đồng, ăn xế: 10.000 đồng).
- Thời gian thu tiền ăn: phụ huynh đóng tiền cho kế toán 1 lần/1 tháng, từ ngày 1 tây hàng tháng đến 10 tây hàng tháng.
* Dự kiến chi:
- Đối với nơi cung ứng thực phẩm: thực hiện chi trả vào cuối tháng.
- Chi hỗ trợ bán trú: Ga, nước, chất tẩy rửa…
- Thực hiện trả tiền ăn cho phụ huynh khi trẻ nghỉ học (có báo trước) vào cuối tháng.
 * Nguồn chi:
+ Chi từ nguồn thu tiền ăn đối với các thực phẩm.
+ Chi từ hoạt động phí: hỗ trợ bán trú
 + Chi từ nguồn vận động XHH (hỗ trợ bán trú)
V. Tự kiểm tra
1. Hồ sơ sổ sách
Thực hiện các loại hồ sơ tự kiểm tra ba bước theo quy định tại Hướng dẫn số 1232/SGD ĐT ngày 15/5/2017 về hướng dẫn ghi chép thực hiện ba bước tự kiểm tra VSATTP theo Quyết định số 1246/QĐ-BYT. Cấp dưỡng thực hiện sổ phân chia thức ăn, có kí giao, kí nhận hằng ngày.
Thực hiện phần mềm dinh dưỡng Nutrikid để tính khẩu phần ăn cho trẻ. In và lưu trữ hằng ngày các loại sổ như: Kết quả thiết lập dưỡng chất một ngày cho trẻ, sổ kết quả dưỡng chất, sổ kết quả thiết lập dưỡng chất, hóa đơn chi chợ.
2. Bếp ăn
Được tổ chức theo quy trình một chiều, chế biến các món ăn theo bảng thực đơn. Bếp được kiểm tra thường xuyên trong việc phân chia thức ăn, chế biến thức ăn, cũng như việc đảm bảo VSATTP tại bếp.
3. Tổ chức ăn tại lớp
Do trường không có nhà ăn, nên các lớp bố trí cho trẻ ăn tại hiên. Giáo viên khi cho trẻ ăn cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi phân chia thức ăn cho trẻ. Hằng tháng nhà trường đều xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ ăn tại các lớp.
VI. Tổ chức thực hiện
1. Hiệu trưởng
Phân công nhiệm vụ và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ các thành viên trong ban quản lý công tác bán trú.
Quán triệt, tuyên truyền tới toàn bộ giáo viên về các nội quy của nhà trường, của lớp, về thời gian đón trả trẻ, giờ ăn bán trú cho trẻ.
Kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh giám sát khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ từ khâu tiếp phẩm, chế biến, phân chia thức ăn,...để cùng đưa chất lượng dinh dưỡng của trẻ ngày một tốt hơn.
Hợp đồng với các công ty cung cấp thực phẩm đảm bảo VSATTP cũng như đảm bảo chất lượng và số lượng.
- Triển khai thực hiện kế hoạch phù hợp với tình hình dịch bệnh của địa phương để nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.
2. Phó Hiệu trưởng
 Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi 1 ngày 1.230-1320 Kcal: Phấn đấu nhu cầu về năng lượng đạt 615-726 Kcal/ trẻ/ ngày ở trường (chiếm 50- 55% nhu cầu cả ngày).
 Số bữa ăn: gồm ăn chính, ăn xế .
 Đảm bảo đủ nước uống cho trẻ 1,6 – 2 lít/trẻ/ ngày kể cả nước trong thức ăn: đủ nước sạch cho trẻ.
Xây dựng thực đơn theo tuần, tháng, mùa, bếp thực hiện đúng thực đơn hàng tháng tuần, ngày. Nghiên cứu cải tiến chế biến món ăn hợp khẩu vị để trẻ ăn hết xuất (món mặn, canh, món ăn chiều…). Tính khẩu phần ăn hàng ngày bằng phần mềm  Nutikids, có điều chỉnh bổ sung đảm bảo khẩu phần cân đối đạt yêu cầu và nộp báo cáo chính xác, đầy đủ kịp thời.
 Mỗi trẻ có đủ chén,  muỗng, ca, cốc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ...,
 Thực hiện tốt quy trình chăm sóc bữa ăn cho trẻ (trước, trong, sau khi ăn), động viên trẻ ăn hết xuất.
 Tổ chức ngủ: Tổ chức cho trẻ ngủ đủ 1 giấc buổi trưa 140-150 phút (từ 11h30-14h).
- Tổ chức tốt bữa ăn hàng ngày, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn phù hợp với trẻ, thường xuyên thay đổi thực đơn theo ngày, theo mùa, chế biến đa dạng phong phú hợp khẩu vị trẻ, các món ăn có màu sắc đẹp để kích thích trẻ ăn ngon, ăn hết suất.
- Xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng và phục hồi cho trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì.
- Tổ chức nhân viên cấp dưỡng khám sức khỏe định kỳ cho 01 lần/ năm, bồi dưỡng kiểm tra kiến thức an toàn thực phẩm đối với cấp dưỡng.
- Giám sát thường xuyên việc thực hiện vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân cô và trẻ, tiếp phẩm, bếp ăn, lưu mẫu thức ăn, giờ ăn của trẻ,…và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm.
3. Nhân viên y tế và thủ quỹ
Thường xuyên kiểm tra giám sát giờ ăn, giờ ngủ của trẻ để theo dõi tình hình trẻ trong toàn trường, giám sát việc thực hiện VSATTP, chất lượng bữa ăn cho HS, chăm sóc sức khoẻ cho HS bán trú, theo dõi sức khỏe cho trẻ và xử lý khi có vấn đề về sức khỏe trẻ.
Đối với NVYT có trách nhiệm cân đo, theo dõi và thông báo KQ khám sức khỏe cho các lớp, tham gia tiếp phẩm và kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định.
 Thực hiện quản lý tiền bán trú theo phân công của BGH.
4. Nhân viên kế toán   
 Nhân viên kế toán thu tiền ăn bán trú từ 01-> 10 tây hàng tháng và có trách nhiệm ra hóa đơn thu kịp lúc và thực hiện thanh quyết toán tài chính bán trú trong tháng vào ngày 30 hàng tháng.
 Kiểm kê tiền sau đó nhập cho thủ quỹ số tiền đã thu.
 Kiểm tra việc thực hiện bán trú theo phân công của BGH
Lập đầy đủ các loại hồ sơ theo dõi thu chi quy định.
Chịu trách nhiệm nấu bán trú cho học sinh, nhận và kiểm tra thực phẩm trước khi chế biến; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho bữa ăn. Có trách nhiệm bảo quản tài sản, thực hiện công tác vệ sinh trong bếp.
5. Đối với nhân viên cấp dưỡng:
  • Đảm bảo VSATTP về chất lượng chế biến, nguồn cung cấp thực phẩm hàng ngày, nhân viên cấp dưỡng thực hiện các quy định của nhà bếp, lưu mẫu thực phẩm đúng quy định, thực hiện đồ dùng sống, chín rõ ràng.
- Bếp ăn trong trường học cần đảm bảo như sau: Thực hiện nấu ăn đúng quy trình một chiều, đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật; có dụng cụ thu gom, chứa đựng chất thải, chất thải đảm bảo vệ sinh; cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp chế biến phục vụ ăn uống tại bếp ăn tập thể tuân thủ theo quy định; khu vực ăn uống phải thoáng mát, có đủ bàn ghế và thường xuyên phải bảo đảm sạch sẽ;…
- Những người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ phải khám sức khỏe định kỳ, được bồi dưỡng kiến thức cơ bản ATVSTP tại đơn vị.
- Thực hiện đủ sổ sách ghi chép thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước theo hướng dẫn của Bộ Y tế; sử dụng dụng cụ lưu mẫu thức ăn, tủ bảo quản mẫu thức ăn lưu và bảo đảm chế độ lưu mẫu thực phẩm tại cơ sở ít nhất là 24 giờ kể từ khi thức ăn được chế biến xong.
6. Đối với giáo viên:
- Giáo viên chủ nhiệm trao đổi với phụ huynh qua giờ đón trả trẻ, qua các cuộc họp phụ huynh để trao đổi về công tác bán trú trẻ ăn tại trường để đảm bảo trẻ khỏe mạnh.
- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nấu bếp các kiến thức nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo cho trẻ trong trường học.
- Giáo viên hướng dẫn trẻ kỹ năng khi học bán trú tại trường:
+ Giờ ăn: biết được tên và chất dinh dưỡng trong thức ăn, biết tự múc thức ăn, khi ăn nói khẽ, không làm rơi cơm, khi trẻ ăn xong để chén nhẹ nhàng vào nơi để chén đã sử dụng, vệ sinh cá nhân sau khi ăn. Có thể giúp cô theo hướng dẫn của cô (việc vừa độ tuổi trẻ).
+ Giờ ngủ: tự thay quần áo, trải niệm gối theo hướng dẫn của cô, khi ngủ không được nói chuyện, sau khi trẻ ngủ dậy trước mà các bạn còn ngủ (chưa đến giờ thức) thì trẻ nói khẻ giữ trật tự,…
  • Giáo viên có biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ:
+ Tham gia giao nhận thực phẩm hàng ngày.
          + Đảm bảo an toàn thực phẩm, lựa chọn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, sử dụng thực phẩm quen thuộc với trẻ, có sẵn ở địa phương và theo mùa.
          + Kiểm tra giám sát chặt chẽ khâu giao, nhận thực phẩm.
+ Lựa chọn các loại thực phẩm để cả tổ đóng góp ý kiến xây dựng thực đơn phù hợp với khẩu vị ăn của trẻ.
+ Tổ chức bữa ăn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, chú ý trẻ mới đến trường, trẻ ốm dậy, trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, trẻ hay bị dị ứng…
- Kết hợp với y tế tuyên truyền cách nuôi dạy con, cách phòng chống một số bệnh thường gặp đối với trẻ mầm non, chế độ dinh dưỡng của trẻ.
- Giáo viên làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, tăng dưỡng chất trong khẩu phần ăn của các cháu suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
- Giáo viên liên hệ phụ huynh về trường hợp cháu thừa cân, đồng thời kết hợp tuyên truyền và áp dụng những thức ăn cần hạn chế, những bài tập phù hợp, chế độ ăn hợp đối với những trẻ này.
- Tăng cường thêm 10 phút vận động cho những trẻ thừa cân, béo phì hàng ngày vào buổi sáng sau khi tập thể dục buổi sáng. Những trẻ thừa cân, béo phì sẽ giảm tinh bột và tăng lượng rau, canh nhiều hơn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho trẻ.
Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác tổ chức bán trú 2021-2022 của trường Mẫu giáo Long Thượng./.                       
Nơi nhận:                                                                                       HIỆU TRƯỞNG
- PGD&ĐT;    
- TTCM, GV,NV;
- Lưu:VT.
 
                                                                                                 Nguyễn Thị Mỹ Hương
                                                                                                      
 
 
                                      Duyệt của Phòng GD&ĐT