QUY CHẾ KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG MẪU GIÁO LONG THƯỢNG
PHÒNG GD-ĐT CẦN GIUỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG MG LONG THƯỢNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 399.a /QĐ-MGLT Long Thượng, ngày 26 tháng 10 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành quy chế kiểm tra nội bộ trường học
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MG LONG THƯỢNG
Ban hành quy chế kiểm tra nội bộ trường học
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MG LONG THƯỢNG
Căn cứ Công văn số 2764/SGDĐT-TTr ngày 15/10/2021 của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Long An về việc hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trong các cơ sở giáo dục kể từ năm học 2021-2022;
Căn cứ Kế hoạch số 1539/PGDĐT-KTr, ngày 16/10/2021 của Phòng GD&ĐT Cần Giuộc -Về việc hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trong các cơ sở giáo dục kể từ năm học 2021-2022;
Căn cứ tình hình thực tế của trường Mẫu giáo Long Thượng;
Xét đề nghị của Phó Hiệu trưởng nhà trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy chế kiểm tra nội bộ trường Mẫu giáo Long Thượng năm học 2021-2022.
Điều 2. Quy chế có hiệu lực thực hiện kể từ ngày ký.
Điều 3. Ban Giám hiệu, các Bộ phận, Đoàn thể, Tổ chuyên môn và toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Phòng Giáo dục Cần Giuộc;
- Như điều 3 (để t/h);
- Lưu: VT.
Nguyễn Thị Mỹ Hương
PHÒNG GD-ĐT CẦN GIUỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MG LONG THƯỢNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
QUY CHẾ
KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG MẪU GIÁO LONG THƯỢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 399.a/QĐ- MGLT ngày 26/10/2021)
của Hiệu trưởng trường mẫu giáo Long Thượng
Chương I:KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG MẪU GIÁO LONG THƯỢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 399.a/QĐ- MGLT ngày 26/10/2021)
của Hiệu trưởng trường mẫu giáo Long Thượng
Những qui định chung
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Qui chế này qui định về lề lối làm việc, phạm vi trách nhiệm, việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; quan hệ làm việc giữa đối tượng được kiểm tra, người kiểm tra và các bộ phận trong trường.
Qui chế này áp dụng đối với CB-GV-NV, các bộ phận và các Đoàn thể trong trường MG Long Thượng.
Điều 2. Nguyên tắc làm việc
Ban kiểm tra nội bộ (KTNB) làm việc dưới sự điều hành, phân công nhiệm vụ của trưởng ban theo quyết định của Hiệu trưởng;
Mỗi cá nhân phụ trách một công việc được phân công, lập kế hoạch thực hiện công việc hợp lí đảm bảo đáp ứng yêu cầu chung của công tác KTNB ;
Trưởng ban phải đảm bảo phát huy năng lực và đề cao trách nhiệm của mỗi thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chương II
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
Điều 3. Trách nhiệm của trưởng ban
Tổ chức quán triệt kế hoạch kiểm tra, quy chế hoạt động của Ban KTNB; bàn các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch; giao nhiệm vụ cụ thể cho phó Trưởng Ban và từng thành viên của Ban, tổ chức tập huấn những nội dung cần thiết, thống nhất phương pháp tiến hành.
Trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban kiểm tra nội bộ.
Chủ trì các cuộc họp của Ban kiểm tra nội bộ, kết luận các vấn đề đã được kiểm tra nội bộ thảo luận.
Kiểm tra hoạt động của các thành viên Ban kiểm tra nội bộ.
Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, kiểm tra các bộ phận, kiểm tra chuyên đề của nhà trường.
Điều 4. Trách nhiệm của Phó Trưởng ban
Giúp Trưởng ban điều hành hoạt động của ban kiểm tra.
Đôn đốc thành viên ban kiểm tra thực hiện nội dung kế hoạch công tác đã được phân công.
Thay mặt Trưởng ban điều hành công việc của Ban kiểm tra nội bộ khi trưởng ban đi vắng và được ủy quyền.
Điều 5. Trách nhiệm thường trực ban kiểm tra
Chuẩn bị kế hoạch công tác của Ban kiểm tra nội bộ của nhà trường. Theo dõi, giúp Trưởng ban sơ kết học kỳ, tổng kết công tác kiểm tra nội bộ.
Thu thập các thông tin phản hồi, báo cáo Trưởng ban để kịp thời sửa chữa, điều chỉnh, nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu, kế hoạch của đơn vị. Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo kế hoạch đã được Trưởng ban phân công.
Điều 6. Trách nhiệm các thành viên Ban chỉ đạo
Mỗi thành viên ban kiểm tra nội bộ thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, tham gia kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, hoạt động kiểm tra nội bộ và kiểm tra chuyên đề theo kế hoạch.
Điều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của đối tượng được kiểm tra
Chuẩn bị hồ sơ và cung cấp thông tin cần thiết đối với từng nội dung kiểm tra; thực hiện đầy đủ các yêu cầu của người kiểm tra;
Phải có thái độ hợp tác, phối hợp với người kiểm tra trong suốt quá trình tiến hành kiểm tra;
Quyền hạn: được góp ý, tư vấn sau kiểm tra; được nêu ý kiến của mình, kiến nghị những nội dung liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá của người kiểm tra hoặc ban KTNB và đề nghị giải quyết những vấn đề còn vướng mắc
Chương III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 8. Ban chỉ đạo tổng hợp kết quả kiểm tra hằng tháng nhằm kịp thời sửa chữa, điều chỉnh, nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu, kế hoạch của đơn vị.
Điều 9. Nội dung sơ kết, tổng kết của ban kiểm tra nội bộ phải được thảo luận và quyết định theo nguyên tắc tập thể và được thể hiện bằng văn bản, ghi rõ kết luận chung của cuộc họp để triển khai thực hiện.
Điều 10. Các thành viên Ban kiểm tra nội bộ khi thực hiện nhiệm vụ có khó khăn phải báo cho Trưởng ban xem xét, giải quyết.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phải báo cáo kịp thời cho Hiệu trưởng nhà trường nghiên cứu bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
HIỆU TRƯỞNG